CV chuyên nghiệp – Chìa khóa để được gọi phỏng vấn

Hãy khiến nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bạn, và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng!


Theo một thống kê ở Mỹ, trung bình mỗi nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để lướt qua CV của ứng viên. Vậy bạn nên chuẩn bị CV như thế nào để thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng chỉ trong 6 giây “vàng ngọc” đó?

CV không hẳn giúp bạn tìm được công việc, nói chính xác hơn, CV sẽ giúp bạn mở ra cách cửa vào vòng phỏng vấn. Có được CV ấn tượng là một trong những yếu tố chính để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Một CV hay có thể xem như “tài liệu tiếp thị bản thân” – thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên.

Hầu hết người tìm việc đều có thể dễ dàng liệt kê những thông tin cơ bản về quá trình làm việc và kỹ năng của họ. Điều trớ trêu là nhiều ứng viên dù có thành tích xuất sắc hay được đào tạo bài bản lại không thể hiện được những điểm mạnh của mình trên CV. Và vì thế, họ đã bỏ qua cơ hội được gọi phỏng vấn.

Ông Denis Desjardins, Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Việt Nam cho biết: “CV không chỉ đơn thuần cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng làm những công việc gì. Tương tự như khi bạn mặc trang phục đẹp và lịch sự nhất đến với buổi phỏng vấn, khi chuẩn bị CV, bạn cũng cần tiếp thị bản thân một cách chuyên nghiệp nhất.”

CV không có lỗi chính tả

Một lỗi chính tả tưởng chừng như không đáng kể trên CV lại có thể là nguyên nhân đóng lại cơ hội việc làm của bạn. Đặc biệt là khi so sánh 2 ứng viên có trình độ và kỹ năng tương đương nhau, một ứng viên không phạm phải lỗi chính tả nào sẽ thể hiện sự chú ý đến chi tiết, tính cẩn thận và khả năng tập trung. Mỗi nhân viên đều được kỳ vọng thể hiện kết quả công việc ở mức tốt nhất, vì vậy, lỗi chính tả có khả năng phản ánh kết quả công việc tương lại của họ có thể không như mong đợi.

Cân bằng giữa “phù hợp” và “đầy đủ”

Nhà tuyển dụng cần hiểu rõ về quá trình làm việc và kinh nghiệm của bạn, tuy nhiên, họ không cần phải biết tất cả mọi thông tin. Hãy trình bày những thông tin liên quan và thích hợp để đạt mục tiêu được gọi phỏng vấn cho vị trí bạn muốn. Loại bỏ thông tin không cần thiết cũng quan trọng như việc đưa vào các thông tin cần thiết vậy. Nếu một kỹ năng bạn học được không liên quan hay giúp ích cho công việc bạn đang ứng tuyển, bạn không nhất thiết phải liệt kê cả kỹ năng đó.

Hãy nghĩ đến “thành tích”, thay vì chỉ “mô tả công việc”

Nếu chỉ đơn giản liệt kê những công việc bạn đã từng làm, bạn dễ khiến mình “hòa tan” vào hàng trăm ứng viên khác cũng đang mong chờ cơ hội phỏng vấn. Thay vào đó, hãy dụng công hơn để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên mà họ không thể bỏ qua. Nhà tuyển dụng thưc sự quan tâm đến những điều ứng viên đã làm được. Hãy nghĩ về những điều khiến bạn nổi bật và khác biệt: Bạn đã đạt được những giải thưởng gì? Bạn có cải tiến nào giúp nâng cao hiệu quả công việc, hay tiết kiệm chi phí? Hãy khiến nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bạn, và bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng!

Thể hiện sự lạc quan

Lý do nghỉ việc, các điểm yếu, các sáng kiến không thành công không có chỗ trên CV của bạn. Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thái độ tích cực, nhiệt tình, khả năng cống hiến và đóng góp vào thành công của công ty. Nhà tuyển dụng có thể muốn biết những thông tin này, tuy nhiên, hãy để dành cho buổi phỏng vấn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *